Thành công để cùng mẹ trả nợ ân tình cho cuộc đời
Cụ thể, báo Cầu Thị của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 28.2 đăng bài viết của Chủ tịch nước Tập Cận Bình, trong đó đề cập những khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế và đánh giá của ông về tiềm năng phát triển."Hiện nay, tác động bất lợi của những thay đổi trong môi trường bên ngoài đã gia tăng và kinh tế Trung Quốc vẫn đối mặt nhiều khó khăn và thách thức", ông Tập Cận Bình nhìn nhận. "Đồng thời, phải thừa nhận rằng những nền tảng kinh tế của Trung Quốc vẫn vững chắc với nhiều lợi thế, sức chống chịu mạnh mẽ và tiềm năng to lớn. Các điều kiện hỗ trợ tăng trưởng dài hạn và quỹ đạo tích cực tổng thể đã không thay đổi", Chủ tịch nước Tập Cận Bình đánh giá.Bài viết được đưa ra trước thềm sự kiện chính trị quan trọng tại Bắc Kinh vào tuần sau. Theo AFP, Trung Quốc sẽ triệu tập "lưỡng hội" trong tuần sau, nơi các nhà lãnh đạo công bố kế hoạch và ưu tiên chính sách quan trọng.Theo Tân Hoa xã, kỳ họp thứ 3 của Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp, tương tự Mặt trận Tổ quốc) sẽ chính thức khai mạc vào ngày 4.3. Song song đó, kỳ họp thứ 3 của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân Đại, tức quốc hội Trung Quốc) cũng sẽ khai mạc vào ngày 5.3.Hai cuộc họp được tổ chức riêng biệt nhưng cùng thời điểm, được gọi chung là "lưỡng hội" thu hút sự chú ý từ trong lẫn ngoài nước, bởi tại đó Trung Quốc sẽ công bố những chính sách quan trọng. Kỳ họp lần này cũng là cột mốc quan trọng khi đánh dấu năm cuối cùng của Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).Theo các nhà quan sát, Thủ tướng Lý Cường dự kiến đề ra các mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2025 và các đại biểu cũng sẽ trình bày kế hoạch bảo vệ nền kinh tế trước mối đe dọa thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.Trong diễn biến liên quan, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 28.2 tuyên bố phản đối mạnh mẽ đe dọa đánh thuế thêm 10% của phía Mỹ và cảnh báo sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp, theo Reuters.Hôm 4.2, Mỹ bắt đầu đánh thuế 10% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và Tổng thống Trump ngày 27.2 nói sẽ áp đặt thêm mức thuế 10% nữa lên Bắc Kinh từ ngày 4.3. Washington cáo buộc Trung Quốc tiếp tục đưa chất gây nghiện fentanyl vào Mỹ.Bắc Kinh chỉ trích Mỹ sử dụng vấn đề fentanyl để gây sức ép thuế quan và "tống tiền", gây tác động nghiêm trọng và đe dọa đối thoại, hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực kiểm soát chất cấm.
Báo Thanh Niên tổ chức cuộc thi viết chủ đề Món ngon Hà Nội
"Căn cứ không quân Luxeuil sắp được nâng cấp theo cách chưa từng có và đóng vai trò tối quan trọng trong lực lượng răn đe hạt nhân của Pháp", Tổng thống Macron phát biểu ngày 18.3. Nhà lãnh đạo Pháp nói thêm rằng căn cứ này sẽ cần khoản đầu tư lớn để tiếp nhận 2 phi đội máy bay phản lực Rafale có khả năng mang vũ khí hạt nhân, theo Politico.Pháp dự kiến sẽ đầu tư 1,5 tỉ euro vào căn cứ không quân Luxeuil-Saint-Sauveur. Đến năm 2035, Pháp đặt mục tiêu có chiến đấu cơ F5 Rafale cũng như tên lửa bội siêu thanh phóng trên không ASN4G. Đội ngũ nhân viên làm việc tại căn cứ sẽ tăng gấp đôi lên 2.000 người.Tổng thống Macron cũng xác nhận rằng nước này sẽ đặt mua thêm máy bay Rafale từ nhà thầu quân sự Dassault Aviation (Pháp), nhưng không nêu rõ số lượng. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho biết không quân Pháp sẽ cần thêm khoảng 20 chiếc Rafale nữa, bổ sung vào đội bay dự kiến sẽ đạt hơn 180 chiếc."Nếu chúng ta muốn tránh chiến tranh, đất nước và lục địa [châu Âu] của chúng ta phải tiếp tục phòng thủ, trang bị và chuẩn bị cho chính mình", ông Macron nói. Nhà lãnh đạo Pháp cho biết ông sẽ sớm đưa ra thêm thông báo về việc tái vũ trang của đất nước.Tổng thống Macron cho hay Pháp quyết định đặt tên lửa hạt nhân hiện đại tại căn cứ không quân cách biên giới Đức chưa đầy 200 km. Động thái trên được đánh giá là một bước đi chiến lược của Pháp. Kế hoạch trên được đưa ra sau khi Thủ tướng tương lai của Đức Friedrich Merz cho biết ông muốn tổ chức các cuộc đàm phán về khả năng răn đe hạt nhân của Pháp vì quan ngại về sự hỗ trợ và cam kết của Mỹ đối với châu Âu.Đây không phải lần đầu tiên Pháp đề cập kế hoạch này. Hồi tháng 6.2023, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại và quốc phòng của Thượng viện Pháp Cédric Perrin từng nhắc đến kế hoạch nâng cấp căn cứ không quân. Căn cứ Luxeuil-Saint-Sauveur đã lưu trữ vũ khí hạt nhân trong nhiều thập niên, cho đến khi các máy bay chiến đấu Rafale được chuyển đến một địa điểm khác vào năm 2011.
Nghĩa tình miền Tây: Đi qua lục bình
Ngày 14.5, bảng giá bán lẻ xăng dầu của Petrolimex công bố phổ biến tại thị trường vùng 1 (gần cảng, gần kho, gần nhà máy lọc dầu...) như sau: xăng RON 95-V 24.070 đồng/lít, xăng RON 95-III 23.540 đồng/lít, xăng E5 RON92 22.620 đồng/lít, dầu diesel 19.840 - 20.450 đồng/lít, dầu hỏa 19.700 đồng/lít, dầu mazut (giá bán buôn) từ 17.500 - 22.260 đồng/kg.
Một trong những nội dung được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đặc biệt quan tâm, chỉ đạo tại cuộc giao ban đầu tiên của Bộ Nông nghiệp và Môi trường ngày 11.3 là rà soát, phân cấp xử lý thủ tục hành chính.Ông Đỗ Đức Duy yêu cầu, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp. Các đơn vị phải rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tích hợp để giải quyết đồng thời các thủ tục hành chính có liên quan, đẩy nhanh tốc độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm thông suốt, liền mạch, minh bạch và hiệu quả.Ông Duy nêu ví dụ, bây giờ cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản với giao khu vực biển; một số thủ tục về lĩnh vực môi trường với chăn nuôi, thú y đều là cấp giấy phép của bộ, đều cùng một bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ có yêu cầu bổ sung thêm, các cơ quan hướng dẫn lại, chỉ để một bộ hồ sơ nhưng cấp được 2 giấy phép, hiện nay giấy phép cấp theo các luật chuyên ngành.Trước ngày 30.6, theo mốc thời gian của Chính phủ, các cục chuyên ngành phải hoàn thành chuyển đổi số dịch vụ công toàn trình, để giảm thiểu lỗ hổng phía dưới trong việc cấp phép, nhất là năng lực cán bộ tại các trung tâm vùng.Ngay trong năm nay, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phấn đấu giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, giảm 30% chi phí tuân thủ trong giải quyết thủ tục hành chính và bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết. Bởi, theo Bộ trưởng Duy, một số lĩnh vực của bộ đang giải quyết số lượng hồ sơ, thủ tục hành chính "rất lớn, thậm chí là rất rất lớn" như trồng trọt và bảo vệ thực vật. "Bộ có chức năng kiểm soát tại các cửa khẩu nhưng phải rà soát lại, liệu rằng là những thủ tục ấy có thể phân cấp cho địa phương được không hay cứ phải người của bộ ngồi ở đó. Bây giờ, một ngày một cục chuyên ngành giải quyết 2.000 hồ sơ, thủ tục hành chính là khối lượng khủng khiếp", ông Duy nói.Theo ông, nếu như chỉ là đối chiếu thủ tục, giấy tờ với biểu mẫu có sẵn để bấm nút thông quan thì không cần phải là cán bộ chuyên môn ở cấp cục, hoàn toàn có thể phân cấp cho địa phương hoặc phối hợp với hải quan để tích hợp.Bộ trưởng Đỗ Đức Duy yêu cầu các đơn vị, các thứ trưởng phụ trách phải rà soát ngay, sớm báo cáo lại để có phương án cắt giảm, phân cấp thủ tục hành chính.Cũng theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, một trong những ưu tiên trọng tâm thời gian tới là đẩy mạnh phát triển khoa, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển tài nguyên số ngành nông nghiệp và môi trường.Trong tuần này, bộ sẽ ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ chính trị và Nghị quyết 03 của Chính phủ về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Vụ Khoa học - Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị tham mưu, đề xuất cơ chế đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ hàng năm."Bộ ta đang giao kinh phí cho các viện khoa học theo biên chế là lạc hậu lắm rồi, có những bộ đã thay đổi cơ chế này từ 15 năm trước, bây giờ yêu cầu là giao theo cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu, muốn làm được thì phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật cho các dự án, đề tài khoa học, công nghệ và các dịch vụ công có sử dụng ngân sách nhà nước", ông Duy nói và khẳng định, tới đây tất cả các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế đặt hàng sòng phẳng, không giao theo biên chế, không gọi là bao cấp nữa.Cơ quan đặt hàng là các cục quản lý chuyên ngành, Vụ Khoa học - Công nghệ tham mưu tổng hợp các cơ sở nghiên cứu khoa học có thể trong bộ, có thể ngoài bộ nếu như đơn vị trong bộ không phù hợp để đặt hàng.
Ở đâu có bán món cà phê trứng vừa khiến CEO Apple Tim Cook 'phải lòng'?
Sáng nay 7.2 (mùng 10 tháng giêng), tại Cung Trúc Lâm thuộc Khu di tích, danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh phối hợp UBND TP.Uông Bí (Quảng Ninh) tổ chức khai hội xuân Yên Tử 2024.Năm nay, lễ khai hội xuân Yên Tử được tổ chức theo hướng trang trọng, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm, mang đậm bản sắc của dân tộc. Trong đó, phần lễ khai hội với các nghi thức: gióng trống, thỉnh chuông; lễ cầu quốc thái dân an; lễ đóng dấu thiêng Yên Tử.TP.Uông Bí và Công ty cổ phần phát triển Tùng Lâm đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, tiêu biểu như thí điểm tổ chức chương trình "Làng Việt, Tết xưa"; các trò chơi dân gian tại khu Làng Nương, biểu diễn văn nghệ dân gian truyền thống tại khu đình làng để phục vụ du khách. Nhiều tuyến đường hành hương, hệ thống biển báo giới thiệu cũng được cải tạo, chỉnh trang lại. Theo UBND TP.Uông Bí, trước đó, từ ngày 1 - 10 tết, đã có khoảng 90.000 du khách hành hương về Yên Tử.Ghi nhận của PV Thanh Niên cho thấy, từ sáng sớm 7.2 đã có rất đông người đổ về Yên Tử dự khai hội. Do hôm nay vẫn là ngày đi làm bình thường nên không xảy ra tình trạng ùn tắc. Tuy vậy, Khu danh thắng Yên Tử vẫn đón trên 5.000 du khách thập phương.Vào buổi sáng trời mưa phùn, giá rét nhưng rất đông phật tử mua vé cáp treo để hành hương lên núi. Tại khu vực chùa Đồng, nơi cao nhất trên núi Yên Tử, có sương mù dày đặc, gió to, nhiều du khách phải mặc áo mưa, bám lan can để hành hương.Khi đặt chân đến chùa Đồng, du khách chen nhau thắp hương cầu an, nhiều người còn chà tiền, xoa tay vào chùa cầu may mắn.

Quán ngon Chợ Lớn nổi tiếng… 'phở súng đạn': Hơn 50 năm đứng bán giữ bí quyết
Những điểm tương đồng, khác biệt giữa Suzuki XL7 và ‘đàn anh’ Ertiga
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.
Gắn kết đồng minh
Trước thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới Ất Tỵ 2025, AFC có động thái mới nhắc về bóng đá Việt Nam. Trên trang mạng xã hội chính thức, cơ quan quản lý bóng đá châu Á đăng tải dòng trạng thái đầy ý nghĩa: "Bóng đá Việt 2025 - Thật "cứng" trong năm "rắn", kèm theo hình ảnh có những đội tuyển quốc gia (nam, nữ) và các CLB xuất sắc tại V-League.Chưa hết, AFC còn tặng bóng đá Việt Nam một bài "vè": "Lối chơi chắc chắn - Mạnh mẽ cứng rắn - Diện mạo tươi tắn - Gặp nhiều may mắn".Có thể nói, bóng đá Việt Nam vừa trải qua năm 2024 thành công, với đỉnh cao là chức vô địch giải bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup 2024). Vào cuối năm 2024 âm lịch, thầy trò HLV Kim Sang-sik đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn, khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá luôn trông chờ những màn trổ tài của đội tuyển Việt Nam trong năm 2025.Trong năm mới Ất Tỵ, bóng đá Việt Nam sẽ tham dự nhiều đấu trường quan trọng. Trong đó, đội tuyển Việt Nam chinh chiến tại vòng loại Asian Cup 2027. HLV Kim Sang-sik được dự báo sẽ gặp nhiều thử thách hơn trong giai đoạn đầu của giải đấu hàng đầu châu lục, khi lực lượng bị sứt mẻ. Chân sút trụ cột Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng tại AFF Cup 2024 và chắc chắn sẽ không kịp trở lại để cống hiến cho đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2027, ít nhất là trong giai đoạn lượt đi của vòng bảng.Một sân chơi rất lớn nhận được sự quan tâm đặc biệt mà bóng đá Việt Nam sẽ góp mặt là Đại hội thể thao Đông Nam Á 2025. U.22 Việt Nam và đội tuyển nữ Việt Nam tranh tài tại SEA Games 33, tổ chức ở Thái Lan. Đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ ra sân tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, giải đấu chắp cánh cho giấc mơ dự World Cup. Đội tuyển U.17 Việt Nam cũng so tài tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.
66win
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (AFF 2025) là sự kiện đa phương quan trọng do Việt Nam đăng cai tại Hà Nội, diễn ra vào thời điểm ý nghĩa, đánh dấu 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, 10 năm hình thành Cộng đồng ASEAN. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 600 đại biểu là lãnh đạo cấp cao ASEAN, các chuyên gia, đối tác quốc tế và đại diện các doanh nghiệp lớn trong khu vực cùng thảo luận về các thách thức, xu hướng định hình tương lai ASEAN. Với chủ đề "Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động", diễn đàn gồm 5 phiên toàn thể chính thức cùng nhiều hoạt động quan trọng được xem tạo bước đệm cho Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 nhằm tăng cường liên kết khu vực và tìm kiếm cơ hội để bứt phá, phát huy vai trò trung tâm. Sự kiện nhận được sự quan tâm của truyền thông quốc tế, đánh giá đây là một nền tảng chiến lược để định hình tương lai của khu vực ASEAN trong bối cảnh chuyển đổi toàn cầu đầy thách thức.Tại AFF 2025, Trung Nguyên Legend là thương hiệu được chọn cung ứng cà phê cho các đại biểu, khách mời, góp phần lan tỏa giá trị đặc biệt của cà phê, văn hóa cà phê Việt Nam đến cộng đồng quốc tế. Đông đảo đại biểu, khách mời tham dự AFF 2025 đã có ấn tượng đặc biệt với hệ sinh thái cà phê đa dạng, khác biệt, và những ly cà phê năng lượng tuyệt hảo Ottoman - Roman - Thiền của Trung Nguyên Legend.Những sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend cũng được Bộ Ngoại giao đặc biệt chọn làm món quà ngoại giao gửi đến lãnh đạo cấp cao, nguyên thủ quốc gia, đoàn đại biểu, chuyên gia quốc tế tham dự chương trình, gửi gắm tinh thần, văn hóa và triết lý cà phê đến từ Việt Nam mong muốn lan tỏa đến cộng đồng ASEAN và bạn bè quốc tế.Đặc biệt, trong khuôn khổ AFF 2025, Trung Nguyên Legend đã giới thiệu trải nghiệm sản phẩm Thiền cà phê cho các chính khách cấp cao ASEAN, các chiến lược gia hàng đầu khu vực và quốc tế, mang đến một góc nhìn sâu sắc hơn về giá trị văn hóa cà phê đến từ Việt Nam. Đồng thời, tham gia tọa đàm "Thúc đẩy nông nghiệp thông minh vì An ninh lương thực khu vực", Trung Nguyên Legend đã trình bày tham luận "Hệ sinh thái cà phê Trung Nguyên Legend với nông nghiệp thông minh toàn diện" với nội dung chính là sáng tạo có trách nhiệm và bền bỉ trong một thế giới đầy biến động bằng những giải pháp từ cà phê, văn hóa cà phê Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và hội nhập sâu rộng của cộng đồng ASEAN trong tương lai.Với những đóng góp tích cực góp phần tạo nên thành công của Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025, BTC chương trình đã tặng bằng khen và cúp ghi nhận sự hỗ trợ to lớn và cam kết vững chắc của Trung Nguyên Legend đối với Diễn đàn.Là thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam sáng nghiệp tại Buôn Ma Thuột, quê hương hạt cà phê Robusta ngon bậc nhất thế giới, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã luôn không ngừng nỗ lực nâng tầm giá trị cà phê, văn hóa cà phê Việt Nam trên toàn cầu. Trong nhiều năm qua, sản phẩm cà phê của Trung Nguyên Legend luôn được lựa chọn phục vụ, hiện diện tại các Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu như APEC, ASEM, ASEAN, WEF, cũng như các chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, trở thành "đại sứ ngoại giao" kết nối văn hóa Việt Nam với quốc tế. Trung Nguyên Legend còn là thương hiệu cà phê được chọn cung ứng, phục vụ tại các sự kiện chính trị - kinh tế - văn hóa mang tầm vóc quốc gia và quốc tế như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, các kỳ họp Quốc hội, Diễn đàn phụ nữ toàn cầu, Gumball 3000,… góp phần khẳng định, nâng tầm giá trị thương hiệu cà phê Việt Nam. Các tuyệt phẩm cà phê năng lượng của Trung Nguyên Legend cũng được ưu tiên chọn làm quà tặng các nguyên thủ quốc gia, chính khách quốc tế, các đại sứ như một món quà đại diện cho văn hóa và tinh thần cà phê Việt Nam. Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, những sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend cũng được Bộ Quốc Phòng chọn làm quà tặng ngoại giao thể hiện tinh thần sáng tạo, mạnh mẽ và năng động của Việt Nam gửi đến bạn bè quốc tế.Với tinh thần sáng tạo không ngừng, Trung Nguyên Legend đã nghiên cứu, cô lọc tinh hoa 3 nền văn minh cà phê thế giới trong các sản phẩm, không gian hàng quán giới thiệu đến bạn bè quốc tế, nhằm tôn vinh giá trị cà phê và văn hóa cà phê. Vừa qua, từ ngày 17 - 21.2.2025, Trung Nguyên Legend đã tham gia Gulfood 2025 tại Dubai (UAE) - triển lãm lớn nhất khu vực Trung Đông, một trong những triển lãm thương mại lớn hàng đầu thế giới về chuyên ngành thực phẩm, nông sản. Tại đây, hệ sản phẩm cà phê năng lượng đặc biệt cà phê Ottoman - Roman - Thiền cùng những nét văn hóa cà phê đặc sắc đến từ Việt Nam đã thu hút đông đảo khách tham quan quốc tế đến tìm hiểu, mở rộng cơ hội hợp tác.Đặc biệt, từ năm 2023, Trung Nguyên Legend đã hợp tác cùng các hãng thông tấn hàng đầu thế giới Warner Bros. Discovery, CNN, Bloomberg… thực hiện những bộ phim đặc sắc về cà phê, văn hóa cà phê Việt Nam phát sóng toàn cầu. Câu chuyện Trung Nguyên Legend "kết hợp nông sản đặc trưng với việc xây dựng, định vị thương hiệu đại diện cho văn hóa, lối sống lành toàn diện" đã thay đổi cách nhìn nhận của thế giới về Việt Nam, từ một cường quốc xuất khẩu cà phê đang từng bước có những đóng góp quan trọng cho văn hóa cà phê toàn cầu. Trong đó, phim "The Awakenings of Coffee" (Con đường thức tỉnh từ cà phê) do Warner Bros. Discovery và Trung Nguyên Legend hợp tác sản xuất, tôn vinh giá trị hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột qua triết lý Cà phê Đạo do Nhà sáng lập - Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ sáng tạo, đã và đang được phát sóng trên kênh Discovery toàn cầu đến hết tháng 3.2025.Được biết, Trung Nguyên Legend đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm, mô hình, dự án, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, EU, Ấn Độ,… và trên toàn cầu. Đặc biệt, Tập đoàn Trung Nguyên Legend đang chuẩn bị mở trụ sở chính tại Mỹ trong năm nay để quảng bá mạnh mẽ cà phê và văn hóa cà phê Việt Nam tại cường quốc kinh tế hàng đầu này. Với sự hiện diện đặc biệt tại Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025, Trung Nguyên Legend tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong việc quảng bá và nâng tầm giá trị cà phê Việt Nam trên trường quốc tế. Không chỉ hiện thực hóa khát vọng "đưa cà phê Việt Nam được nhìn nhận trên phạm vi toàn cầu" để "tới một ngày, nói đến cà phê, thế giới sẽ nghĩ tới Việt Nam", Trung Nguyên Legend thể hiện sự đồng hành cùng cộng đồng ASEAN trong việc xây dựng một nền kinh tế sáng tạo, bền vững, hướng tới cộng đồng thế giới hòa bình, ổn định, phát triển.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư